Tâm sự của một người làm SEO - 5 năm nhìn lại

​Một sáng tỉnh dậy, bật laptop của mình lên, gõ Google như thường lệ và nhìn thấy website của mình đứng TOP 1, tôi hạnh phúc đến độ muốn nhảy tưng...

Người tạo: Admin

Những ngày đầu chập chững làm SEO như vẫn còn nguyên

Cầm bằng công nghệ thông tin ĐH Vinh trong tay, chàng sinh viên quê mùa như tôi chân ướt chân ráo đến Hà Nội mong có cơ hội việc làm ở chốn phồn hoa thành thị. Ngày ấy, tôi bắt đầu với công việc thiết kế website, đúng ngành học, đúng ước mơ.

Cứ tưởng sẽ yên vị với nghề nhưng rồi sau hai tháng làm việc, một người bạn đã khuyên tôi đổi nghề sang làm SEO. Hồi bấy giờ SEO (Search Engine Optimization) mới nổi ở Việt Nam và trở thành một nghề “hot”, đặc biệt là giới công nghệ như tôi.

Các công ty, doanh nghiệp bắt đầu đua nhau tuyển dụng nhân viên làm SEO để cạnh tranh trên con đường kinh doanh online. Và từ đó, tôi chập chững đi SEO khi mà thú thực khái niệm đầy đủ về SEO còn chưa biết hết. Có lẽ nhu cầu tại thân và theo trào lưu, xu hướng mà tôi chọn SEO, như một điều tất yếu.

>>> Xem thêm: SEO là gì? Tại sao bạn cần phải học SEO?

Tâm sự của một người làm SEO - 5 năm nhìn lại
Nhân viên làm SEO từng là một nghề hot ở Việt Nam​

Hồi ấy, tôi lao vào con đường làm SEO với đầy nhiệt huyết, hứng khởi. Một sinh viên IT nếu muốn học SEO tương đối đơn giản, chỉ cần được một người am hiểu về SEO chỉ dẫn trong một thời gian ngắn là có thể làm được việc. Hơn nữa tôi tự tin vì mình có những kiến thức về thiết kế website nên dễ dàng hơn khi tiếp cận và vận hành công việc của mình.

Công việc của một SEOer là dùng các cách thức và thủ thuật để đưa website của mình lên vị trí TOP 10 (trang đầu) trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm trên internet, có thể kể đến như Google, Yahoo, Coc coc, Bing…Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay SEO theo Google là chủ đạo.

Nói cho dễ hiểu SEO là đưa khách hàng về cho công ty, doanh nghiệp qua các công cụ tìm kiếm bằng hệ thống website của mình. Do đó, với thời đại công nghệ thông tin đang mở cửa, mọi thứ đều có thể mua bán, kinh doanh trực tuyến và giá trị, lợi nhuận thu về của các công ty chỉ cần qua một cái click chuột thì không thể thiếu sự có mặt của SEO.

Có lợi thế nhiều mặt, được sự hậu thuẫn của bạn bè đã từng làm SEO, tôi bắt đầu nhận SEO cho một công ty về nội thất và một vài dự án khác. Hăm hở, nhiệt tình, tôi vận dụng hết những kinh nghiệm khi làm lập trình website và kỹ năng SEO học được. Sau vài tháng, website của tôi đã có dấu hiệu lên hạng. Lượng khách hàng truy cập ngày một tăng nhanh, doanh thu của công ty cũng bắt đầu khởi sắc.

Tâm sự nghề seo
Tâm sự nghề seo

Nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng như mình mong muốn và công việc không đơn giản như tôi từng tưởng tượng. Nhu cầu thông tin về hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú, yêu cầu tìm kiếm của khách hàng ngày một tăng cao, nhưng khi tìm kiếm (search Google) thì chỉ có 10 thứ hạng trên trang nhất hiển thị. Với những từ khóa tìm kiếm khó, để lọt vào top 10, để có thứ hạng cao nhất, bắt buộc, bạn phải thắng được các đối thủ khác. Vì thế, sức cạnh tranh trong SEO là rất cao.

Ngoài ra, nếu không nhạy bén, tiếp cận được với các thuật toán của Google, sẽ có ngày website mà mình đang SEO sẽ “chết” mà không được báo trước. Thứ hạng website bị tụt giảm thảm hại không hề ngóc lên vị trí ban đầu được nữa, đồng nghĩa với việc tôi sẽ bị sa thải ngay tức khắc.

Ngồi máy tính cả ngày lẫn đêm dường như không có phút ngơi nghỉ, sức ép để website được lên Top 10 khiến tôi thấy mình kiệt sức. Nhưng không thể bị mất việc, không thể chịu thua cuộc khi mọi thứ mới bắt đầu, tôi nghĩ mình phải làm cái gì đó…

Tôi lập một kế hoạch công việc chi tiết và cân đối hơn, không ôm đồm quá nhiều website cùng một lúc. Thà làm tốt một còn hơn làm dở mười, quan niệm như thế nên tôi nghĩ chậm mà chắc thắng. Tôi từ bỏ hết những website đang làm dang dở và trọng tâm chỉ một site duy nhất để xem lực của mình mạnh tới đâu.

>>> Xem thêm: Tối ưu hóa keyword cho SEO tốt hơn

Học nghề seo web
Học nghề seo web

Để SEO tốt một website, cần phải hiểu website đó và những đối thủ cạnh tranh cũng như mặt hàng kinh doanh cùng ngành. Tôi rà soát lại nội dung website, giao diện, tốc độ web, chất lượng dịch vụ sản phẩm và các tiêu chí chuẩn SEO mà Google đặt ra.…Tất cả cần được đồng bộ hóa một cách chuẩn mực và tối ưu nhất thì mới có thể thành công. Cuối cùng thì những nỗ lực của tôi đã được đền đáp, trang web của tôi đã đứng ở vị trí số 1 trong TOP đầu.

Quan trọng hơn cả là tôi nhận ra không chỉ vượt qua đối thủ mà hơn hết tôi còn vượt qua được chính mình, đó mới là hạnh phúc.

Có thể tôi sẽ không làm SEO suốt cuộc đời. Mọi thứ đều không thể tồn tại mãi được. Xu hướng làm SEO ngày càng gia tăng và đến một thời điểm nào đó, nghề này sẽ bị bão hòa. Tương lai tôi sẽ kiếm một ý tưởng nào đó để phát triển bản thân ví dụ như kinh doanh hay một ý tưởng gì đó về giáo dục đào tạo công nghệ thông tin chẳng hạn,… Nhưng tôi sẽ sử dụng những kiến thức SEO hiện có để phục vụ cho bất cứ chiến lược kinh doanh sau này. Nếu có thể, tôi sẽ mở ra một lớp đào tạo SEO hay lập trình web để có thể chia sẻ những kiến thức mình đã học được cho các bạn mới ra trường.

Mọi con đường đều có những ngã rẽ, điều quan trọng là sau gần 5 năm làm SEO, đã vài lần tưởng chừng như thất bại, bỏ cuộc nhưng cho đến thời điểm này tôi vẫn đam mê với nó. Có thể là với nhiều người đi SEO để có việc mà làm, có tiền để trang trải, nhưng qua chừng đó thời gian, tôi nghiệm ra rằng đi SEO là nghệ thuật và chỉ có sự kiên trì, đam mê mới thấy được giá trị của công việc mình đang làm và mới gắn bó được lâu dài.

Tags: SEO là gì?, khái niệm về SEO, keyword trong SEO, làm sao để tối ưu hoá keyword trong SEO, hướng dẫn làm SEO hiệu quả, SEO nghia la gi, tac dung cua SEO, bài viết chuẩn SEO

Tin cùng chuyên mục

Bình luận