Ô nhiễm môi trường từ khai thác khoáng sản
Các khoáng sản đã và đang góp phần cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, nhưng hoạt động khai thác khoáng sản lại đang tác động xấu đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân và gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng.
Khai thác các mỏ khoáng sản là hoạt động các vật liệu địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu được khai thác từ mỏ như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá phiến dầu, đá muối và kali cacbonat. Khai thác mỏ ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo (như dầu mỏ, khí thiên nhiên, hoặc thậm chí là nước. Tác động của các hoạt động này đối với môi trường phải kể đến xói mòn, ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt do hóa chất từ chế biến quặng. Trong một số trường hợp, rừng ở vùng lân cận còn bị chặt phá để lấy chỗ chứa chất thải mỏ. Bên cạnh việc hủy hoại môi trường, ô nhiễm do hóa chất cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân địa phương, ở những vùng hoang vu, khai khoáng có thể gây hủy hoại hoặc nhiễu loạn hệ sinh thái và sinh cảnh. còn ở nơi canh tác thì hủy hoại hoặc nhiễu loạn đất trồng cấy và đồng cỏ...
Các hoạt động khai thác mỏ khoáng sản đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực.
Thực trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản.
Theo báo cáo của Tổng cục Địa chất và khoáng sản, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, công ty thong cong nghet Minh Đuc đất đá thải loại bỏ trong khai thác khoáng sản là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm môi trường không khí do nhiễm bụi ở các khu vực dân cư ở vùng khai thác. Cụ thể, để sản xuất 1 tấn than, doanh nghiệp cần bóc đi từ 8 đến 10 m³ đất phủ và thải từ 1 đến 3 m³ nước thải mỏ.
Nước ta là một trong số các quốc gia được đánh giá là phong phsu và đa dạng về tài nguyên khoáng sản, với khoảng hơn 5.000 điểm mỏ của hơn 60 loại khoáng sản, trong đó có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: bauxite, titan, đất hiếm... Các hoạt động khai khoáng đã và đang góp phần đáng kể cho nền kinh tế đất nước nhưng lại đang bị ô nhiễm trầm trọng.
Trung bình hàng năm, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải ra môi trường 182,6 triệu m³ đất đá, khoảng 70 triệu m³ nước thải mỏ dẫn đến một số vùng thuộc tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả… Ngoài than đá thì việc khai thác các mỏ khoáng thạch Titan cũng tác động lớn đến môi trường. Theo như nghiên cứu cho thấy Bình Thuận có trữ lượng gần 600 triệu tấn titan, chiếm 92% trữ lượng cả nước, phân bổ trong tầng cát xám và cát đỏ trên diện tích 800Km2 ven biển. Trên địa bàn có 67 dự án khai thác titan nhưng hiện mới có 3 sự án được cấp giấy phép. Do khoáng sản titan nằm sâu nhưng các công ty khai thác chỉ có công cụ khai thác thô sơ, sau khi khai thác không hoàn thổ nên mặt đất bị cày nát hình thành những hố sâu. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp vì lợi nhuận dùng nước biển lọc quặng thô nên về lâu dài vùng khai thác sẽ bị nhiễm mặn không thể trồng trọt. Ngoài ô nhiễm do hóa chất, nhiễm mặn khai thác titan còn gây ô nhiễm phóng xạ.
Hoạt động chở than đá gây khói bụi mù mịt ảnh hưởng đến môi trường
Những hệ lụy về ô nhiễm môi trường.
Hoạt động kai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh. Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ... Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc.
*** Tham khảo thêm: https://topweb24h.com/
Thay đổi cảnh quan: Khai thác các mỏ khoáng sản làm cho những cảnh quan bị thay đổi nghiêm trọng. Hoạt động này phá hủy toàn bộ hệ thực vật, phá hủy phẫu diện đất phát sinh, di chuyển hoặc phá hủy sinh cảnh động thực vật, ô nhiễm không khí, thay đổi cách sử dụng đất hiện tại và ở mức độ nào đó thay đổi vĩnh viễn địa hình tổng quan của khu vực khai mỏ. Quần xã vi sinh vật và quá trình quay vòng chất dinh dưỡng bị đảo lộn do di chuyển, tổn trữ và tái phân bố đất. Nhìn chung, nhiễu loạn đất và đất bị nén sẽ dẫn đến xói mòn. Di chuyển đất từ khu vực chuẩn bị khai mỏ sẽ làm thay đổi hoặc phá hủy nhiều đặc tính tự nhiên của đất và có thể giảm năng suất nông nghiệp hoặc đa dạng sinh học. Cấu trúc đất có thể bị nhiễu loạn do bột hóa hoặc vỡ vụn kết tập.
Hệ lụy của ô nhiễm môi trường
Các hành động khai thác mỏ, kể cả vận chuyển than đá, chuyên chở đất,.. làm tăng lượng bụi xung quanh vùng khai thác mỏ. Bụi làm giảm chất lượng không khí tại ngay khu khai mỏ, tổn hại thực vật, và sức khỏe của công nhân mỏ cũng như vùng lân cận. Hàng trăm ha đất dành cho khai mỏ bị bỏ hoang chờ đến khi được trả lại dáng cũ và cải tạo. Nếu khai mỏ được cấp phép thì cử dân phải di dời khỏi nơi này và những hoạt động kinh tế như nông nghiệp, săn bắn, thu hái thực phẩm hoặc cây thuốc đều phải ngừng.
Tác động mạnh đến nguồn nước: khai thác mỏ cần một lượng lớn nước để rửa sạch than cũng như khắc phục bụi. Để thỏa mãn nhu cầu này, mỏ đã "chiếm" nguồn nước mặt và nước ngấm cần thiết cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng lân cận. Khai mỏ ngầm dưới đất cũng có những đặc điểm tương tự nhưng ít tác động tiêu cực hơn do không cần nhiều nước để kiểm soát bụi nhưng vẫn cần nhiều nước để rửa than. Việc khai thác còn làm ảnh hưởng đến mực nước ngầm làm ô nhiễm ô nhiễm túi nước ngầm có thể sử dụng được nằm dưới vùng khai mỏ do lọc và thẩm nước chất lượng kém của nước mỏ, tăng hoạt động lọc và ngưng đọng của những đống đất từ khai mỏ. Ở đầu có than hoặc chất thải từ khai thác than, tăng hoạt động lọc có thể tăng chảy tràn của nước chất lượng kém và xói mòn của những đống phế thải, nạp nước chất lượng kém vào nước ngầm nông hoặc đứa nước chất lượng kém vào những suối của vùng lân cận dẫn đến ô nhiễm cả nước mặt lẫn nước ngầm của những vùng này.
Không chỉ không khí mà nguồn nước cũng bị ô nhiễm.
Những hồ được tạo ra trong quá trình khai thác than lộ thiên cũng có thể chứa nhiều a xít nếu có sự hiện diện của than hay chất phế thải chứa than, đặc biệt là những chất này gần với bể mặt và chứa pi rít.
Tác động đến động vật và thực vật hoang dã: khai thác than đá gây nên những tổn thất trực tiếp hay gián tiếp đến động thực vật hoang dã. Nó làm nhiễu loạn đời sống của các loài động thực vật làm mất nơi ở của các loài dưới nước sinh sống. Những loài động vật quý hiếm bị tuyệt chủng.
Trong khai thác mỏ kim loại, tác động rõ nét nhất là tàn phá mặt đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật. Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất như đá vôi làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước nghiêm trọng. Do quy trình khai thác lạc hậu, không có hệ thống thu bụi nên hàm lượng bụi tại những nơi này thường lớn gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Các hoạt động khai thác khoáng sản đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh, nhưng có thể nói gọn lại trong một số tác động chính như sau: sử dụng chưa thực sự có hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải rắn; làm ảnh hưởng đến nguồn nước, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất; làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; gây tiếng ồn và chấn động; sự cố môi trường; tác động đến công nghiệp nói chung; tác động đến kinh tế – xã hội; gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn của người lao động